Bởi có đồng đội và được đồng đội tin tưởng giúp bạn có được thành công ở bất kỳ công sở nào. Hãy thử một số kinh nghiệm được các chuyên gia tâm lý khuyên:
Tìm cách để hoàn thiện bản thân
Ai cũng thích những người thú vị thay vì những người mờ nhạt, buồn chán. Để “có chuyện mà nói” với người khác, bạn cần có sở thích cá nhân. Có điều gì bạn luôn muốn học không? Càng tiện hơn nữa nếu bạn có thể học được qua các khóa trực tuyến để rút ngắn thời gian, mà lớp học của bạn có thể đến từ bất kỳ đâu trên thế giới. Bạn đã biết cách vẽ tranh minh họa qua Instagram? Biết cách nếm rượu vang và văn hóa bàn tiệc qua một lớp học trực tuyến? Học chơi cờ qua các ứng dụng game?
Nếu đó là sở thích mà bạn muốn thực hiện từ lâu, thì đừng nên chần chừ. Sở thích vừa là cách để bạn có thể thoát khỏi thế giới trách nhiệm của người lớn trong phút chốc, vừa là thứ để bạn có thể khiến người khác nhận ra bạn thú vị đến đâu. Và cơ bản hơn, khi bạn mãn nguyện về bản thân, về những điều nho nhỏ bạn thực hiện cho chính mình, bạn sẽ tự tin về giá trị bản thân để đối diện với các đồng nghiệp mới, với những người xung quanh. Nhớ là bạn không cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn thích, nhưng bất kỳ kinh nghiệm nào cũng có thể là một chi tiết thú vị để bạn chia sẻ khi gặp gỡ người khác.
Đừng giả vờ là ai khác
Bạn cố tỏ ra có chung mối quan tâm với ai đó để kết nối? Sớm muộn họ cũng nhìn ra bạn và mất niềm tin ở bạn. Bởi vì bạn sẽ không thể nuôi dưỡng sự chú ý giả vờ đó nếu bạn không thực lòng quan tâm.
Khi cần tìm ra điểm chung, hãy tìm chủ đề mà bạn thực sự quan tâm và muốn cùng chia sẻ. Nếu không, đơn giản chỉ bày tỏ sự tò mò. Ví dụ, đồng nghiệp là fan hâm mộ bóng đá. Bạn không cần phải cùng phân tích với họ về các đội bóng vào bán kết World Cup 2022 dù không xem trận nào. Thay vì thế, hãy hỏi quan điểm của họ về từng đội, vì sao họ ủng hộ đội bóng nào đó. Đặt mình vào vai học sinh và để họ dạy bạn kiến thức mới có thể giúp xây dựng lòng tin một cách chân thực hơn nhiều.
Học cách lắng nghe
Bí kíp này đã được CareerViet chia sẻ nhiều lần. Đơn giản là mọi người thích nói về bản thân và sở thích của họ. Bạn cũng có thể nói về bạn, nhưng đừng quên khuyến khích đối phương chia sẻ nhiều hơn. Nếu biết tính mình thích nói nhiều và thích được chú ý, hãy chú ý xem mình có đang “chiếm sóng” quá nhiều không, để “chuyển mic” cho người khác.
Một cuộc nói chuyện quá hoàn hảo kiểu họ nói đề tài gì, bạn cũng kể một câu chuyện tương tự để tỏ ra tương đồng chưa chắc đã tạo sự gắn kết bằng lắng nghe đơn thuần. Ví dụ: đồng nghiệp vừa đi Đà Lạt lần đầu và kể về chuyến đi đầy háo hức, bạn không cần phải cắt lời họ để kể về kinh nghiệm mà bạn có ở đó sau rất nhiều chuyến du lịch, trừ khi họ hỏi và muốn biết sâu về trải nghiệm của bạn. Hãy kết nối với câu chuyện của họ bằng những câu hỏi: họ thích nhất điều gì, họ đã ở đâu, họ có định đến đó lần nữa không?...
Cho đi để nhận lại
Để khiến mọi người cởi mở hơn, chính bạn cũng phải bước ra khỏi vòng an toàn. Ví dụ: tiết lộ một số thông tin về bản thân trước để họ thoải mái chia sẻ ngược lại. Bạn muốn hỏi họ về điều gì, kinh nghiệm gì, trước hết, bạn phải có thứ tương tự trao cho đối phương. Bạn bước vào một cuộc trò chuyện với mục tiêu tìm hiểu thông tin và chỉ đưa ra toàn câu hỏi, thì đối phương sẽ cảm giác như đang bị thẩm vấn, khai thác thông tin.
Hãy giúp họ thấy bạn là người ‘chơi đẹp’ trong mối quan hệ, và hơn cả, giúp họ thấy rằng bạn muốn coi họ là bạn, thay vì là ‘nguồn thông tin’. Hãy khiến họ thấy hữu ích khi trò chuyện với bạn.
Ghi nhớ các chi tiết
Hãy để ý những chi tiết nhỏ về cuộc sống của đồng nghiệp mà họ đã chia sẻ với bạn. Ví dụ: mối quan tâm của họ trong cuộc sống, môn thể thao họ yêu thích, con cái của họ tên gì… Việc bạn nhớ những điều nhỏ mà họ đã kể với bạn cho họ thấy bạn thực lòng quan tâm. Sự quan tâm, lưu ý đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi thời gian, tình cảm, và đó chính là nền tảng cho những mối quan hệ bền vững.
Xây dựng lòng tin với đồng nghiệp đã đành, nhưng mọi kỹ thuật sẽ chỉ có tác dụng trong một thời gian nếu cách bạn tương tác với mọi người không dựa trên sự chân thành. Kết nối và thấu hiểu là cách để bạn định hình bản thân trong mắt mọi người. Nhưng hãy coi thành công của đôi bên là mục tiêu mới giúp con đường sự nghiệp của bạn tiến xa và được hỗ trợ bởi đồng nghiệp.
(Nguồn: CareerViet)
" alt=""/>Bí quyết xây dựng tình bạn nơi công sởNgày 24/5/2024 diễn ra hội thảo tổng kết khóa học ngắn hạn “Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế”.
Chương trình này được triển khai ở cả Việt Nam và Australia, nhằm củng cố năng lực và phong cách lãnh đạo cốt lõi của các học viên, đồng thời hỗ trợ họ áp dụng kiến thức và kỹ năng mới vào công việc hàng ngày. Trong khóa học kéo dài 8 tháng, các học viên đã xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng theo các chủ đề khác nhau như: chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực và năng lực lãnh đạo, bảo vệ môi trường và thị trường carbon.
Khóa học do Đại học Curtin, thuộc top 1% các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới trong Bảng xếp hạng học thuật năm 2023 thực hiện.
Tại lễ tổng kết, TS. Nguyễn Dũng Anh - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực III chia sẻ: “Việc hoàn thành khóa học, đặc biệt là sau khi triển khai dự án ứng dụng đã mở ra một hành trình mới trong tiếp cận, nhận thức, vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn. 20 học viên đã được trang bị thêm những phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm để có thể vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở cơ quan đơn vị, địa phương cũng như trong cuộc sống”.
Đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, bà Carol Holmes - Quyền Phó Đại sứ cho biết: “Australia và Việt Nam là đối tác tin cậy và Trung tâm Việt - Úc (VAC) là trọng tâm của mối quan hệ hợp tác này. Thật tuyệt vời khi thấy các cơ sở giáo dục của chúng tôi trao đổi kiến thức và hỗ trợ các lãnh đạo Việt Nam có sự chuẩn bị tốt hơn để giải quyết các vấn đề cấp bách và mới nổi”.
Trung tâm Việt - Úc (VAC) là sáng kiến chung của Việt Nam và Australia, cung cấp các hoạt động đào tạo, xây dựng năng lực và nghiên cứu, tập hợp các chuyên gia Australia và Việt Nam nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức quốc gia, khu vực và quốc tế. Australia đã hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực qua việc cấp những học bổng đầu tiên cho sinh viên Việt Nam du học tại Australia từ năm 1974. Học viên từ các khóa học của VAC sẽ tham gia cộng đồng gần 100.000 cựu sinh Việt Nam đã từng theo học tại các cơ sở giáo dục Australia trong 50 năm qua. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Nâng cao năng lực lãnh đạo về các vấn đề khu vực công và quốc tế